8 cách thuyết phục những khách hàng khó tính bạn cần biết

Khách hàng là “thượng đế” vậy làm sao để chúng ta có được kĩ năng đáp ứng hầu hết nhu cầu của những “thượng đế” khó tính nhất, thì lúc đó chúng ta mới thực sự trở thành một người bán hàng chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả cao nhất. Bất cứ ai đã từng làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng đều có thể cho bạn biết rằng đôi khi khách hàng thật sự là những phần bánh khó ăn nhất trên bàn tiệc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tồn tại trong thế giới kinh doanh, bạn cần phải học cách sống chung với những khách hàng khó tính này.

Dưới đây là 8 cách thuyết phục những khách hàng khó tính này.

Luôn tôn trọng khách hàng

Khi khách hàng nóng giận thậm chí quát tháo bạn dù tình huống họ đúng hay sai, hãy kìm nén cảm xúc và luôn thể hiện rằng bạn tôn trọng họ – đó thực sự là một trong những yếu tố cần thiết trong việc “lấy lòng” khách hàng khó tính. Sự điềm tĩnh của bạn sẽ tác động đến khách hàng và giúp họ bình tĩnh hơn. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ tìm cách giải quyết được tình huống đang diễn ra bằng chính sự bình tĩnh, trí óc thông suốt của mình mà không bị ảnh hưởng bởi sự tức giận từ khách hàng.

Luôn mỉm cười

Đây có lẽ là điều không thể thiếu với bất kỳ ai làm kinh doanh, nụ cười thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở cho khách hàng, với nụ cười tươi sẽ giúp lấy được thiện chí cũng như lòng nhiệt tình của bạn thể hiện với khách hàng, hãy luôn giữ được thái độ niềm nở, vui vẻ trước mặt khách hàng.

Trung thực, thật thà với khách hàng

Đây là một trong những yếu tố và phẩm chất rất quan trọng trong kinh doanh cũng như trong hợp tác ký kết. Thiếu trung thực đồng nghĩa bạn đang đánh mất niềm tin từ phía khách hàng dành cho bạn.

Theo thống kê, 59% khách hàng bỏ đi khi đối tác của họ không trung thực trong mọi lời nói và hành động. Ngoài ra hãy nhớ “tiếng dữ đồn xa”, nên nếu không muốn đối mặt với những “vết nhơ” trong công việc thì phải luôn đặt tiêu chí trung thực, thành thật với khách hàng lên hàng đầu.

Lắng nghe ý kiến của khách hàng

Hãy để khách hàng nói ra hết những mong muốn của họ – đó là điều cốt yếu để cuộc giao tiếp không bị gián đoạn. Lắng nghe những gì khách hàng nói sẽ làm cho những tức giận và sự xúc động giảm đi trong họ. Chăm chú lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ thay cho lời nói để đáp lại những thông tin liên quan đến vấn đề của họ.

Không bao giờ được tức giận hay có thái độ bối rối

Nếu khách hàng bắt đầu to tiếng, bạn hãy hít một hơi thật sâu và tiếp tục trình bày như thể bạn không nghe thấy chúng. Đáp trả những lời nói này dù bằng một cách nhã nhặn cũng không giải quyết được vấn đề và nó thường khiến tình huống trở nên xấu đi. Thay vào đó, bạn nên nhấn mạnh cho khách hàng hiểu rằng bạn đang cố giúp họ giải quyết vấn đề. Điều này sẽ giúp xoa dịu tình hình căng thẳng giữa hai bên.

Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng

Trả lời đúng, đầy đủ và chính xác với trọng tâm câu hỏi của khách hàng, để cho họ thấy được rằng bạn đang hiểu rõ về vấn đề họ đang quan tâm, và cũng đừng quên sau khi trả lời hỏi lại khách hàng xem họ đã hiểu kĩ và thỏa mãn với câu trả lời đó hay chưa. Để làm được điều này, bạn cần có được vốn kiến thức rõ về sản phẩm, cũng như nguyên tắc khi bán hàng.

Tận dụng lợi thế bản thân

Hãy tận dụng những “ưu điểm” mà bạn có để chinh phục những khách hàng khó tính, ví dụ như vẻ bề ngoài, khả năng diễn thuyết chuyên nghiệp, sự am hiểu trong nhiều lĩnh vực, những chia sẻ về kinh nghiệm hữu ích từ bản thân. Bằng cách này, khách hàng sẽ nhận thấy ở bạn sự gần gũi, thân mật, từ đó họ sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn hơn.

Nói lời cảm ơn

Khi cả khách hàng không sử dụng sản phẩm của bạn, hay có thái độ khó chịu bạn cũng không nên tiết kiệm một lời nói cảm ơn đến họ khi đã quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hãy gửi email hay gọi điện nói lời cảm ơn họ, để họ cảm thấy được quan tâm và coi trọng. Luôn điềm tĩnh và mềm dẻo trong mọi tình huống tiếp xúc với khách hàng, sẽ là cách tốt để lấy lòng khách hàng và duy trì mối quan hệ làm ăn với họ.

Related Post:

Tags:

Comment Post:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *