Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn là đủ?

Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Đây được xem là là ngành kinh doanh VỐN ÍT – LỢI NHUẬN CAO nếu bạn nắm rõ cách thức quy trình để trở thành đại lý cấp 1 hoặc 2 của một hãng sơn nào đó. Tuy nhiên, nhiều người đang đắn đo suy nghĩ mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn. Dưới đây là các chi phí bạn cần có.

1. Số vốn cần thiết để mở một Đại lý sơn

Mở một Đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2 không khó như nhiều người nghĩ. Số vốn họ bỏ ra đầu tư ban đầu hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của từng Đại lý, nói cách khác là ở chính họ thỏa thuận với nhà cung cấp sơn.

Bạn cần xác định được 2 loại vốn đầu tư chính, đó là vốn nhập hàng ban đầu và vốn bị nợ tồn đọng khi các khách hàng của bạn chưa thanh toán ngay khi mua hàng.

– Vốn nhập hàng ban đầu

Vốn nhập hàng ban đầu khi mở đại lý sơn là phần chi phí bạn bỏ ra để thực hiện mục đích kinh doanh, tức là số tiền bạn chi để mua được những kiện hàng là các thùng sơn nước về địa điểm mà bạn kinh doanh. Vốn này không bao gồm chi phí phòng ngừa rủi ro, chi phí mặt bằng, kho bãi hay các loại chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. Chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn đầu tiên rơi vào khoảng từ 50 triệu đến 100 triệu.

– Vốn nợ tồn đọng:

Đây là số vốn được dự trù trong kinh doanh sơn, nhằm mục đích phòng ngừa các trường hợp khách hàng chịu nợ, không thanh toán ngay mà hẹn một khoảng thời gian mới thanh toán tiền sơn. Bạn sẽ không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà bạn phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng. Và đương nhiên vốn ban đầu sẽ phải tăng lên.

Bởi vậy, với số tiền lưu động cần có từ 50 triệu đến 300 triệu đồng nếu mở đại lý nhỏ và là khoảng an toàn bạn nên chuẩn bị và cân nhắc từ trước để đảm bảo việc kinh doanh của một Đại lý sơn ban đầu suôn sẻ và thuận lợi nhất.

2. Cơ chế mở đại lý sơn của các hãng

Cơ chế chung

  • Ký hợp đồng làm đại lý/cửa hàng sơn
  • Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm là số tiền thu về sau khi đã trừ hết khuyến mại chiết khấu sơn.
  • Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, hàng trưng bày (số lượng tùy thuộc vào quy định của từng hãng)
  • Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu(cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ….

Cơ chế riêng

– Với những sản phẩm sơn có máy pha màu:

Có thể đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy đối với nhà sản xuất

Nhập đơn hàng đầu tiên: Bây pha sơn và tinh màu pha sơn

– Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu:

Nhập đơn hàng đầu tiên: Theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm sản phẩm

Nhìn chung cơ chế mở đại lý sơn không quá phức tạp nhưng điều quan trọng nhất chính là việc sau khi mở của hàng sơn thì đại lý bán thế nào.

 

Related Post:

Tags:

Comment Post:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *